Khi nào bạn nên giặt khô sofa?

Sofa là nội thất khá cồng kềnh và nặng, vì thế dù được ưa chuộng sử dụng nhiều nhưng sofa lại ít được vệ sinh sạch sẽ. Điều đó gây ra nhiều tác hại khôn lường, trong đó có việc hình thành ổ bệnh đe dọa sức khỏe con người. Thực tế việc giặt sofa không quá khó khăn. Thao tác hút bụi thông thường làm sạch bụi đất cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất 2 lần/ tuần. Việc vệ sinh chuyên sâu cần được thực hiện định kì khoảng 6 tháng/ lần. Vậy còn giặt khô sofa thì sao? Cùng KGS tìm hiểu về phương pháp làm sạch này trong bài viết nhé!

Khi nào bạn nên giặt khô sofa?

Khi nào bạn nên giặt khô sofa?

Giặt khô là gì? Nói một cách dễ hiểu thì đây là phương pháp làm sạch không dùng nước làm ướt đồ đạc mà dùng một loại dung môi giặt khô.

Người ta sử dụng phương pháp giặt khô đối với các chất liệu bọc ghế sofa kị nước như: da lông động vật, len, sợi thực vật… Nếu không rõ ghế sofa của mình được bọc bằng gì, có kị nước và phải làm sạch với dung môi khô hay không, bạn có thể xem thông tin trên tem mác của sản phẩm (thường được đính dưới ghế). Nếu trên tem có kí hiệu “S” thì biết ngay sofa của bạn không thể làm ướt mà phải giặt khô.

Việc giặt khô sofa được thực hiện khi ghế của bạn xuất hiện vết bẩn. Trong vệ sinh chuyên sâu, giặt khô là một bước trong quy trình làm sạch sofa.

Cần chuẩn bị gì khi giặt khô sofa?

Khi nào bạn nên giặt khô sofa?

Khi xác định được sofa của bạn cần giặt khô, bước tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị vật dụng để thực hiện. Bạn cần có:

  • Máy hút bụi
  • Dung môi giặt khô: Bạn có thể mua ở các cửa hàng hóa chất hoặc trên sàn thương mại điện tử. Hãy tìm đến nhân viên bán hàng để được tư vấn loại dung môi phù hợp với chất liệu ghế sofa của bạn.
  • Khăn, vải sạch
  • Đồ bảo hộ: găng tay, khẩu trang, kính mắt. Các dung môi giặt khô thường có mùi rất mạnh và ít nhiều gây hại cho sức khỏe nếu hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Vì thế khi giặt khô sofa bạn phải đề cao nguyên tắc an toàn cho bản thân khi sử dụng hóa chất.

Các bước giặt khô sofa

Khi nào bạn nên giặt khô sofa?

Bước 1: Dọn dẹp và hút bụi sofa

Hãy dọn dẹp hết các vật dụng, đồ đạc trên ghế sofa trước khi hút bụi để tránh việc làm hư máy hút của bạn do một số đồ vật nhỏ, sắc nhọn. Làm trống bề mặt ghế cũng giúp các thao tác kế tiếp tiến hành nhanh và đơn giản hơn.

Khi hút bụi ghế sofa, hãy làm theo trình tự: hút bụi ở các kẽ, góc cạnh ghế sofa trước, sau đó mới hút bụi ở phần diện tích lớn hơn.

Bước 2: Test dung môi

Dung môi khô là một loại hóa chất. Có 2 loại dung môi phổ biến là:

  • Dung môi gốc muối (Perchloroethylene)
  • Dung môi gốc dầu mỏ (Hydrocacbon)

Khi sử dụng hóa chất giặt ghế sofa, bạn nên cẩn trọng để tránh gây hại cho bản thân cũng như sản phẩm. Vì thếbạn cần phải có đồ bảo hộ và test dung môi trước khi sử dụng.

Hãy đổ một ít dung môi giặt khô lên khăn, vải sạch sau đó chà lên một góc nhỏ, khuất tầm nhìn và chờ xem phản ứng. Lưu ý không đổ trực tiếp hóa chất lên tay hoặc bề mặt ghế sofa bạn nhé.

Sau khoảng tầm 5-10 phút, bạn lấy giấy khô ấn lên miếng khăn, vải nơi bạn vừa chà dung môi. Nếu giấy bị lem màu thì dung dịch này có tác dụng rất mạnh, khả năng làm bay màu của ghế sofa cực cao. Bạn cần đọc kĩ hướng dẫn và cẩn thận khi dùng hoặc có thể xem xét đến loại dung môi khác.

Bước 3: Xử lý vết bẩn

Ở bước test dung môi để chọn ra loại an toàn cho ghế sofa, bước tiếp theo bạn thực hiện như bước test nhưng hãy chà lên vùng bị bẩn. Bạn lưu ý là nên có những lúc tạm dừng chà xát để ghế khô, tránh cho việc bão hòa tác dụng của dung môi.

Bước 4: Loại bỏ cặn dung môi

Bất kì một vật chất nào còn tồn đọng trên ghế sofa đều có khả năng hình thành mầm bệnh, vì thế bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn cặn dung môi xuất hiện trong quá trình xử lý vết bẩn vừa rồi.

Sau khi làm sạch sofa, bạn có thể khử mùi cho ghế với tinh dầu thiên nhiên (nhỏ trực tiếp 1-2 giọt lên ghế hoặc thông qua máy khuếch tán tinh dầu) hay máy lọc khí. Đảm bảo sofa khô toàn diện trước khi sử dụng chúng bạn nhé!

Như bạn thấy đấy, giặt khô sofa có nhiều điều cần lưu ý hơn khi giặt ướt. Tuy nhiên, dù là chất liệu nào, sử dụng phương pháp giặt nào thì bạn luôn nhớ phải giữ sofa sạch sẽ. Hút bụi thường xuyên và tầm 6 tháng/ lần hãy vệ sinh chuyên sâu bạn nhé!