Nệm là vật dụng thiết yếu mà hầu như nhà nào cũng có ít nhất một chiếc. Nệm cũng là nội thất lọt top 10 những nơi dễ bẩn và bẩn nhiều nhất trong nhà. Hầu hết các hộ gia đình đều bỏ qua việc làm sạch nệm. Một số khác có để ý đến và sử dụng baking soda để làm sạch vết bẩn. Nhưng giặt nệm bằng baking soda có sạch không? Cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết nhé!
Các tác nhân gây bẩn nệm
Mọi người hay có suy nghĩ sai lầm rằng “Nệm ở trong phòng ngủ, không gian riêng tư, kín đáo thì sao dễ bẩn được?” Bạn sẽ bất ngờ khi biết được sự thật về nguyên nhân gây bẩn nệm dưới đây:
- Mỗi năm sẽ có khoảng 150 gram tế bào da chết (vị chi khoảng 1,5 kg/ 10 năm) tích tụ trong chiếc nệm của bạn.
- Một chiếc nệm có thể chứa đến 2.000.000 con mạt bụi. Một con mạt bụi cho ra 20 hạt phân mỗi ngày. Những hạt phân này siêu nhỏ và nhẹ, chúng bay lơ lửng trong không khí và “được” chúng ta hít vào buồng phổi. Đây là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiều căn bệnh khác.
- Các tác nhân gây bẩn ẩn sâu trong nệm và hình thành ổ bệnh. Trung bình 8/10 hộ gia đình không làm sạch nệm của mình. Các thao tác hút bụi hoặc giặt drap nệm không loại bỏ được các nguyên nhân gây bẩn như là: lông thú, tóc, mạt bụi, vi khuẩn hình thành từ môi trường ẩm ướt do nước tiểu, dịch tiết từ cơ thể người thấm vào sâu trong nệm…
Có thể bạn chưa biết nhưng không thể phủ nhận rằng nệm trong gia đình nếu không được làm sạch thực sự chính là một ổ bệnh tiềm tàng gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Vì thế bạn cần vệ sinh nệm thường xuyên.
Một trong số những cách làm sạch nệm được các chị em truyền tai nhau chính là giặt nệm bằng baking soda. Thực hư cách giặt này như thế nào, có hiệu quả không, chúng ta đi đến phần tiếp theo nhé!
Giặt nệm bằng baking soda như thế nào?
Baking soda còn gọi là muối nở, là một nguyên liệu trong phòng bếp, thường được dùng để tạo độ xốp, làm mềm thịt… Baking soda thể rắn, có dạng bột trắng.
Trong thành phần hóa học của baking soda có axit, vì thế nguyên liệu phòng bếp này còn có tính mài mòn, loại bỏ vết bẩn cao. Chính vì đặc điểm này nên baking soda còn được dùng trong lĩnh vực vệ sinh như chùi rửa vật dụng, thiết bị, làm sạch sáng, đánh bay vết ố…
Khi giặt nệm bằng baking soda, đây là cách thức thực hiện phổ biến nhất: rắc trực tiếp bột baking soda lên vùng vết bẩn, chờ khoảng 15 – 30 phút, sau đó dùng khăn sac máy hút bụi hút sạch lớp bột trắng này.
Giặt nệm bằng baking soda có sạch không?
Đây là vấn đề được nhiều chị em quan tâm nhất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia nệm, bạn không nên giặt nệm với nước dưới bất kì hình thức nào. Nhưng với những vết bẩn ướt, chẳng hạn như em bé tè dầm, làm đổ nước ngọt, rượu vang, trà, cà phê… lên nệm thì làm sao để làm sạch?
Thực tế khi bạn rắc bột baking soda lên các vết bẩn trên, baking soda có khả năng thấm hút vết bẩn sang lớp bột trắng của mình, đồng thời giúp khử mùi hôi, khai, mùi thực phẩm. Sau khi hút sạch lớp bột, bạn sẽ thấy vết bẩn mờ đi, thậm chí biến mất hoàn toàn.
Như thế là đã sạch?
Có sạch. Baking soda có khả năng đánh bay vết bẩn rất tốt. Tuy nhiên, baking soda cũng như các dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa khác chỉ có thể làm sạch vết bẩn trên bề mặt. Nếu bạn vệ sinh ngay khi vết bẩn vừa xuất hiện thì khả năng làm sạch sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi vi khuẩn theo nước thấm vào trong nệm, baking soda chẳng thể loại bỏ được chúng và cả những tác nhân gây bẩn đã đế cập bên trên (mạt bụi, vi khuẩn, lông tóc…)
Tóm lại là, baking soda chỉ làm sạch bề mặt, bạn có thể áp dụng đối với các vết bẩn tức thời. Nếu muốn nệm thực sự sạch sẽ, bạn cần đến các thiết bị, máy móc chuyên dụng cùng sự am hiểu về vệ sinh nội thất này. Cách tốt nhất là hãy tìm đến các công ty vệ sinh nệm chuyên nghiệp. Khoảng tầm 6 tháng/ lần, bạn nên vệ sinh chuyên sâu để loại bỏ các tác nhân khó diệt sạch, ngăn cản sự hình thành ổ bệnh ngay trong nệm của mình.