Sofa da nói riêng và đồ nội thất da nói chung cần có phương pháp vệ sinh riêng biệt. Đồ da thường có giá trị cao đồng thời có nhiều điểm kiêng kị về nước, ánh sáng, nhiệt độ, các phản ứng với hóa chất thông thường… nên với những nhà có sofa da, việc giặt chúng thường gây ra nhiều khó khăn, rắc rối. Cùng KGS tìm hiểu phương pháp giặt ghế sofa da tại nhà như thế nào nhé!
Chuẩn bị trước khi giặt ghế sofa da
Như đã nói, chất liệu da cần chú ý nhiều thứ khi làm sạch, khâu chuẩn bị này là để bạn tránh rơi vào các tình huống xấu khi giặt ghế sofa da như: làm bay màu ghế, làm sờn, rách chất da, làm bốc mùi ghế sofa, làm biến dạng lớp da…
Vậy cần chuẩn bị gì ở khâu này?
1.Đọc kĩ nhãn mác
Các thông tin trên nhãn mác không chỉ cho biết chính xác thành phần chất liệu da (da thật, simili, PU…) mà còn cho biết phương hướng để lựa chọn cách vệ sinh ghế sofa da an toàn. Đây là một vài kí hiệu bạn cần đọc hiểu:
- W = “Water” : Có nghĩa là ghế da này có thể làm sạch với nước giặt.
- S = “Solvent”: Có nghĩa là bạn không thể giặt ướt sofa mà phải vệ sinh khô (giặt khô) với dung môi phù hợp.
- “WS” hoặc “SW” (kết hợp 2 kí hiệu trên): Có nghĩa là bạn có thể dùng nước giặt hoặc dung môi đều được (theo thứ tự ưu tiên của chữ cái đứng trước) để làm sạch sofa nhà mình. Những sofa có kí hiệu này thường có giá thành khá cao bởi chất lượng da cao cấp.
- “X”: Là kí hiệu đặc biệt cho biết bạn không nên tự giặt mà cần đến dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp với trang thiết bị và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho chiếc ghế sofa da.
Thông thường với những chất liệu da thật, do cấu trúc từ tế bào động vật mà việc giặt ướt có thể làm bay màu, biến dạng cấu trúc của tấm da. Khi sử dụng dung môi để giặt khô, bạn nên đeo bao tay để tránh làm hư da.
2.Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh
Ở trên ta có thể thấy được một vài thứ cần có rồi. Và đây là danh sách đầy đủ, tiện lợi cho bạn check-list:
- Máy hút bụi
- Khăn mềm khô (một vài chiếc)
- Dung dịch vệ sinh phù hợp (tùy theo từng loại da)
- Bao tay (nếu có sử dụng dung môi giặt khô)
- Sản phẩm bảo dưỡng đồ da
Làm sao để biết dung dịch vệ sinh nào phù hợp với chiếc ghế sofa da nhà mình? Với chất liệu da thật quý giá, tốt nhất bạn nên tìm đến các công ty lớn chuyên về vệ sinh sofa da. Với chất liệu giả da (simili, PU), tùy theo tác nhân gây bẩn mà sử dụng dung dịch tẩy rửa khác nhau, song có 2 điều lưu ý cho bạn là:
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh (như ammonia, thuốc tẩy, cồn etalnol…)
- Luôn test trước dung dịch tẩy rửa ở một góc nhỏ xíu của ghế. Sau đó đợi tầm 10 phút để xem phản ứng. Đừng vội dùng bất kì dung dịch nào mà chưa biết độ phù hợp với đồ da trên một diện tích lớn.
Ngoài ra hãy cẩn thận khi dùng bàn chải cho đồ da. Rất nhiều người vì dùng lực quá mạnh hoặc “đam mê” chà xát vết bẩn nhiều lần trên một chỗ khiến chất da bị sờn, rách, thậm chí lộ cả lớp lót bông bên trong.
3.Đem drap ghế, các tấm đệm, gối đi giặt
Sau đó tiến hành làm sạch sofa nhà bạn nào!
Các bước giặt ghế sofa da
1.Hút bụi sofa
Hút bụi là bước không thể thiếu để vệ sinh đồ đạc. Với ghế sofa da cũng vậy.
Khi hút bụi trên ghế, hãy đến với những góc kẽ đầu tiên, sau đó mới hút các mặt chính diện. Và đừng quên bên dưới ghế sofa cũng như phần chân ghế và lưng ghế phía sau bạn nhé!
Dùng miếng vải mềm để lau sạch bụi bám chặt trên da để đảm bảo ghế sofa sạch sẽ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Khi dùng máy hút bụi cầm tay hoặc máy hút thông thường, nhớ cẩn thận tránh để thiết bị cọ xát mạnh làm sờn, xước da ghế.
2.Làm sạch vết bẩn cục bộ
Nguyên tắc giặt ghế sofa da là càng đơn giản, càng cục bộ càng tốt. Tức là vệ sinh trên đúng phạm vi bị bẩn, không nên làm loang rộng diện tích tẩy rửa. Chúng sẽ gây phiền phức cho bạn trong lúc vệ sinh cũng như bước phơi ghế.
Tùy theo tác nhân gây bẩn mà bạn lựa chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp, tốt nhất nên sử dụng những chất chuyên để vệ sinh đồ da. Chúng không chỉ làm sạch mà còn giữ an toàn cho ghế sofa nhà bạn.
Nếu không am hiểu hoặc không có dung dịch làm sạch phù hợp, hãy tìm đến với các dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp nhé!
Một điều lưu ý là bình thường khi sử dụng, nếu sofa bị bẩn thì nên làm sạch ngay. Đừng để quá lâu khiến việc làm chúng biến mất trở nên khó khăn hơn nhé!
3.Làm khô sofa
Sau khi làm sạch các vết bẩn, hãy dùng khăn khô lau qua vị trí vừa vệ sinh và phần đệm ngồi. Điều này giúp sofa sạch và nhanh khô hơn. Sau đó đem sofa để nơi thoáng gió, tránh phơi trực tiếp dưới nắng gắt vì nhiệt độ cao ảnh hưởng đến chất lượng các loại da. Bên cạnh đó còn gây ra mùi hăng khó chịu bám rất lâu.
Một chú ý nhỏ là không dùng máy sấy để làm khô sofa bạn nhé! Máy sấy cũng mang theo nhiệt độ, nếu không cẩn thận có thể làm queo da.
Một số lưu ý về sofa da
- Bảo dưỡng sofa da định kì để tăng giá trị thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của ghế, tầm 1-2 lần/ năm. Không nên bảo dưỡng đồ da quá nhiều và sử dụng dung dịch bao dưỡng dịu nhẹ.
- Nếu không sử dụng thường xuyên thì bạn nên dùng tấm drap che phủ ghế sofa da lại.
- Nếu bạn vệ sinh sofa thông thường với thao tác hút bụi thì trung bình tầm 3-4 tháng/ lần nên vệ sinh chuyên sâu để đảm bảo sofa thật sự sạch sẽ giúp cải thiện sức khỏe gia đình bạn cũng như tăng tuổi thọ của sofa.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có phương pháp giặt sofa tại nhà đơn giản và hiệu quả. Không còn những rắc rối và lo lắng khi phải làm sạch chúng nữa nhé!