Cách giặt sofa vải chuẩn và dễ làm

Sofa là vật dụng thiết yếu trong nhiều gia đình và các cửa hàng. Trong đó sofa vải được ưa chuộng bởi sự đa dạng màu sắc và giá thành tương đối vừa tầm. Tuy nhiên sofa vải rất dễ hút và bám bẩn. Làm thế nào để vệ sinh chúng sạch sẽ khi chúng khá cồng kềnh và nặng? Cùng KGS tìm hiểu cách giặt sofa vải chuẩn và dễ làm dành cho bạn nhé!

Chuẩn bị trước khi giặt sofa vải

Cách giặt sofa vải chuẩn và dễ làm

Như đã nói, sofa là vật dụng khá cồng kềnh và có chút đặc biệt. Nếu không biết cách vệ sinh bạn dễ làm hư chúng. Vì thế bước chuẩn bị này thực sự cần thiết để bạn giữ an toàn cho nội thất này trong lúc làm sạch.

1.Phân loại chất liệu vải bọc

Sofa bọc vải chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là sofa vải bố và vải nỉ, vải nhung. Hai nhóm chất liệu này có những đặc tính và lưu ý riêng khi vệ sinh, bạn cần phải biết để tránh làm hư hỏng lớp bọc ghế này.

  • Vải bố (các loại vải cotton, vải sợi gai, vải canvas…): Đây là loại vải bọc bền nhất, cực kì được ưa chuộng, nhất là ở các cửa hàng, các không gian công cộng và cả trong các hộ gia đình. Vải bố có ưu điểm chung là màu sắc nhuộm đa dạng, thường không nhăn và có khả năng hút ẩm tốt. Tuy nhiên chất liệu vải bố dễ bị sờn sợi vải.
  • Vải nỉ, vải nhung: Chất liệu vải này được yêu thích bởi sự ấm áp và mềm mại. Hơn nữa chúng cũng có màu sắc đa dạng, tươi tắn, trong đó vải nhung lên màu cực đẹp mắt. Ưu điểm chung của ghế sofa bọc vải nhung là thấm hút tốt nên mùa hè thông thoáng, mùa đông ấm áp, mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Tuy nhiên vải nhung, vải nỉ lại rất dễ bám bẩn và khó vệ sinh, đặc biệt là cực kì lâu khô nếu bị ẩm ướt.

2.Đọc kĩ thông tin trên nhãn mác

Một hướng dẫn cách giặt ghế sofa vải phù hợp đến từ nhà sản xuất được in trên nhãn mác của sản phẩm. Hãy kiểm tra nhãn dưới đáy ghế sofa để biết:

“W”, “WS”: Có thể làm sạch với nước xà phòng

“S” : Vệ sinh khô với dung môi.

“X”: Làm sạch khô hoặc chỉ hút bụi, không được dùng cả nước hay dung dịch vệ sinh.

“O”: Làm sạch bằng nước lạnh để tránh co rút, biến dạng sợi vải.

Ở bước này bạn đã chọn được dung dịch vệ sinh (nếu có) và cách làm sạch ghếsofa của mình rồi đấy. Đây là yếu tố dễ dẫn đến việc làm hư hỏng ghế sofa trong lúc vệ sinh nhất.

Cách giặt ghế sofa vải chuẩn

Cách giặt sofa vải chuẩn và dễ làm

Bước 1: Dọn dẹp đồ đạc và hút bụi

Đầu tiên, trước khi hút bụi, bạn cần dọn dẹp sạch sẽ các đồ vật có trên ghế bao gồm: đệm gối, đồ chơi, các đồ vật mắc kẹt trong các kẽ, góc, đồ ăn, mảnh vụn… Làm trống diện dích cần vệ sinh là cách để làm sạch nhanh hơn và dễ hơn, đồng thời còn tránh làm hư máy hút của bạn bởi những đồ vật nhỏ, sắc nhọn.

Nếu bạn có tấm drap sofa thì hãy tháo chúng ra và đem đi giặt nhé! Thông thường các ghế sofa sẽ không có tấm drap nhưng một số gia đình kĩ tính sẽ phủ drap lên để giữ vệ sinh cũng như độ mới của ghế.

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, hãy dùng cây lăn để thu gom các sợi lông thú bám dính trên ghế. Vải là chất liệu bám giữ lông, tóc cực mạnh. Tác nhân gây bẩn này dễ bị xuyên qua sợi vải, lọt vào trong lớp đệm bông. Bạn cần xử lý chúng kĩ hơn.

Tiếp đến là hút bụi.

  • Đầu tiên hút bụi ở các khe rãnh, góc kẹt bằng vòi hút nhỏ, hẹp, dài.
  • Sau đó hút chính diện ghế sofa
  • Hút bụi phía sau lưng ghế và cả phần dưới đáy cùng chân ghế.

Bước 2: Xử lí vết bẩn cục bộ

Ghế sofa vải không có nhiều điều cần chú ý như sofa da, tuy nhiên khi vệ sinh bạn vẫn cần tuân thủ nguyên tắc “càng đơn giản càng tốt”. Đừng nhúng nước cả chiếc sofa mà chỉ xử lý trên diện tích vết bẩn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp (đã xác định ở bước chuẩn bị) hoặc chất tẩy rửa cần thiết để xịt/ rắc/ thấm lên vết bẩn. Hạn chế đừng để lan sang các vùng khác.

  • Với những chiếc ghế sofa có kí hiệu “W”, “WS” (phổ biến nhất), bạn có thể pha nước giặt nhẹ hoặc nước rửa chén với nước rồi xịt lên vùng vết bẩn, sau đó dùng bàn chải mềm để đánh bay vết bẩn. Nhớ dùng khăn khô hoặc miếng bọt biển thấm hút phần bọt vệ sinh. Sau đó dùng giẻ thấm nước lạnh để làm sạch vùng vừa tẩy rửa và chờ ghế khô thoáng.
  • Với những chiếc ghế sofa bọc vải còn lại, mọi người thường tìm đến dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp. Họ có trang thiết bị và chất tẩy rửa chuyên dụng, đồng thời có chuyên môn trong việc làm sạch sofa nên có thể đảm bảo an toàn và độ sạch sẽ cho nội thất của bạn.

Bước 3: Làm khô ghế sofa

Bước cuối cùng trong cách giặt ghế sofa vải là phải làm khô ghế sofa trước khi sử dụng. Một chiếc sofa ẩm ướt không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người dùng mà còn dễ tích tụ vi khuẩn, tạo nấm mốc gây hại cho sức khỏe mọi người.

  • Với những chiếc sofa vải ít bẩn, diện tích làm sạch nhỏ, bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô khu vực ẩm đó. Lưu ý không sấy quá gần, nhất là với chất liệu vải nhung để tránh nhiệt độ cao gây biến dạng chất vải. Hoặc có thể dùng bàn ủi để làm bốc hơi nước nhanh hơn, tuy nhiên nhớ cẩn thận tránh làm cháy vải.
  • Với những chiếc sofa vải bẩn nhiều, diện tích làm ướt lớn thì bạn nên đem sofa đặt nơi khô thoáng, có gió hoặc dùng quạt để hong khô ghế. Bạn cũng có thể phơi nắng nhưng tránh nắng gắt quá lâu gây ảnh hưởng đến mùi cũng như chất lượng của sản phẩm.

Trên đây là cách giặt sofa vải rất đơn giản, dễ làm để bạn có thể tự vệ sinh thảm của mình. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì tầm 5-6 tháng, bạn nên vệ sinh chuyên sâu ghế sofa để đảm bảo làm sạch cả bên trong đệm ghế. Chúng sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm đồng thời diệt trừ các ổ bệnh ẩn sâu trong ghế mà các thiết bị thông thường như máy hút bụi gia dụng không chạm tới được.

Vì sức khỏe của bạn và những người sử dụng, hãy làm sạch sofa thường xuyên nhé!