Nệm cao su thường có giá thành cao hơn so với các loại nệm chất liệu khác, nhưng lại được ưa chuộng bởi ưu điểm vượt trội là khả năng hỗ trợ sức khỏe cao (về phần cột sống) giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh nệm cao su cũng gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng. Nếu không biết cách, bạn có thể làm hư vật dụng có giá trị không nhỏ trong nhà ngay. Vì thế hãy cùng KGS tìm hiểu cách giặt nệm cao su đúng và chuẩn nhé!
Thông tin về nệm cao su
Dựa vào thành phần, nệm cao su được chia làm 2 loại như sau:
a.Nệm cao su nhân tạo
Chất liệu chính của nệm cao su nhân tạo là Polyurethane Foam (hay còn gọi là PU Foam). Loại này có giá thành mềm hơn nệm cao su tự nhiên. Mỗi chiếc nệm cao su nhân tạo sẽ có một thông số D khác nhau (D25, D40…). Người ta dựa vào đó để xác định chất lượng của nệm. Thông số D càng cao, nệm càng “xịn”.
b.Nệm cao su thiên nhiên
Đây là loại nệm có giá thành khá đắt nhưng đúng chuẩn “đắt xắt ra miếng” bởi các ưu điểm vượt trội của chúng. Được làm 100% từ cao su thiên nhiên, được khuyến khích sử dụng bởi:
- An toàn cho da người
- Tuổi thọ sản phẩm cao, lên đến tận 20 – 25 năm thậm chí hơn nếu biết cách sử dụng và bảo quản
- Có khả năng phân hủy tự nhiên, tốt cho môi trường
- Hỗ trợ nâng đỡ cột sống, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em xương cốt yếu.
Tuy nhiên nệm cao su thiên nhiên thường có mùi cao su khá nồng lúc mới dùng và trọng lượng rất nặng.
Ngoài ra chất liệu cao su cũng kiêng kị nhiều điều, vì thế việc giặt nệm cao su thường gặp nhiều khó khăn, gây ra không ít rắc rối cho người dùng. Hãy cùng xem cách vệ sinh loại nệm này an toàn và sạch nhé!
Cách giặt nệm cao su chuẩn nhất
Bước 1: Dọn dẹp và giặt drap nệm cao su
Bước đầu tiên luôn là dọn dẹp nệm sạch sẽ, làm trống bề mặt nệm để tiến hành vệ sinh. Một tấm nệm cao su sẽ có khoảng 2-3 lớp bọc. Đầy đủ nhất theo thứ tự từ ngoài vào trong sẽ có: tấm an toàn vệ sinh nệm, tấm drap nệm đến tấm áo bọc nệm có khóa kéo. Bạn cần đem 2 lớp bọc ngoài đi giặt sạch cùng với vỏ gối, chăn mền.
Bước 2: Hút bụi nệm cao su
Cấu tạo nệm cao su khác với các loại nệm thông thường, chúng có các lỗ nệm nên cách hút bụi cũng khác biệt. Đầu tiên, dùng đầu hút to để hút bụi trên bề mặt như các loại nệm khác. Di chuyển đầu hút theo chiều dọc lẫn chiều ngang để loại bỏ được nhiều bụi hơn. Nhớ hút cả các cạnh bên nệm.
Sau đó tháo tấm bọc nệm và bắt đầu vệ sinh chuyên sâu bên trong. Đến bước này ít có gia đình nào tự làm được vì không có đầu hút chuyên dụng để làm sạch từng lỗ nệm. Vì thế nhà nào sử dụng nệm cao su thường chọn đặt dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để làm.
Bước 3: Làm sạch vết bẩn trên nệm
Nệm cao su sử dụng lâu ngày tích tụ vết bẩn làm đen nệm, bạn không nên tự ý sử dụng hóa chất, dung dịch vệ sinh để tránh làm hư hỏng chất liệu cao su. Các vết bẩn này tốt nhất nên để đội vệ sinh nệm làm (Tầm 6 tháng/ lần, bạn nên vệ sinh chuyên sâu để làm sạch các vết bẩn này)
Bước 4: Khử mùi khó chịu
Ngoài mùi cao su hơi nồng ban đầu, nệm cao su rất ít bám mùi (không như nệm mút, nệm bông ép…). Tuy nhiên, mùi ẩm mốc lâu ngày, mùi còn lại của tác nhân gây bẩn (dù đã làm sạch vết bẩn)… vẫn gây khó chịu. Bạn có thể dùng tinh dầu thiên nhiên nhỏ trực tiếp lên nệm vài giọt hoặc dùng với máy khuếch tán tinh dầu để làm thơm mát cả không gian phòng ngủ luôn. Hoặc tìm mua các dung dịch sát khuẩn, chúng vừa tạo mùi hương vừa góp phần diệt khuẩn li ti trong không khí.
Lưu ý khi sử dụng nệm cao su
- Thay drap nệm định kì 5-7 ngày/ lần cùng giặt vỏ gối thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.
- Không dùng vật cứng, sắc nhọn làm hư bề mặt nệm. Các vết rách tựa như vết thương hở, là con đường để vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng thâm nhập vào bên trong gây “bệnh” cho nệm.
- Sử dụng tấm an toàn vệ sinh nệm để hạn chế nước, bụi, các tác nhân gây bẩn bên trên và trong nệm. Bạn luôn có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng nệm.
- Hạn chế cho thú cưng vào khu vực phòng ngủ, leo lên nệm. Đặc biệt không nên ngủ cùng thú cưng để tránh lông, côn trùng, kí sinh trùng trên người chúng làm bẩn nệm đồng thời gây bệnh cho người sử dụng.
- Nên xoay nệm ít nhất 1 lần/ năm để nệm cao su được đều, tránh bị lún, nghiêng một bên làm giảm tuổi thọ cũng như chức năng hỗ trợ sức khỏe của nệm cao su.
Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn biết cách giặt nệm cao su đúng đắn. Hãy nhớ vệ sinh nệm thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn nhé!