Cách giặt ghế sofa nỉ đỉnh nhất

Một bộ sofa nỉ luôn mang đến cảm giác sang trọng và ấm áp cho không gian, vì thế cũng không khó để thấy được sự hiện diện của chúng trong các hộ gia đình. Nhưng mọi người thường hay lãng phí tuổi thọ của ghế sofa nỉ bởi không vệ sinh thường xuyên hoặc làm sạch không đúng cách. Hãy xem cách giặt ghế sofa nỉ đúng và đỉnh nhất trong bài viết nhé!

Thông tin về ghế sofa nỉ

Cách giặt ghế sofa nỉ đỉnh nhất

1.Ưu điểm

Tại sao nhiều người yêu thích ghế sofa nỉ? Bởi vì chúng có những điểm mạnh sau đây:

  • Ấm áp và mềm mại: Nhờ vào lớp lông ngắn và mềm trên bề mặt vải nên sofa nỉ giữ ấm rất tốt. Ở các nước châu Âu, sofa nỉ được ưa chuộng cực kì bởi ưu điểm này. Ở Việt Nam, dù là khí hậu nhiệt đới song đa phần các hộ gia đình đều có mày điều hòa nên sofa nỉ vẫn được yêu thích không kém. Ngoài ra, vải nỉ mềm mại còn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.
  • Khả năng thấm hút tốt, khô thoáng: Chất liệu nỉ có khả năng thấm hút và khô thoáng nhanh, vì thế bạn ngồi lâu cũng không bị bí rít, đọng mồ hôi (như ghế sofa da simili, PU)
  • Đa dạng màu sắc: Vải nỉ bén màu cực kì, vì thế các bộ sofa vải nỉ đều có màu sắc tươi sáng, đậm đẹp. Đặc điểm này góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng, cổ điển của nội thất này.
  • Gía thành vừa phải: Ghế sofa nỉ có giá tương đối mềm, kết hợp với các ưu điểm trên khiến người tiêu dùng yêu thích chọn mua.

2.Khuyết điểm

  • Dễ bám bụi, nhanh bẩn, khó làm sạch: Điểm hạn chế lớn nhất của sofa vải nỉ là chất liệu này rất nhanh bẩn. Vì dễ thấm hút và cấu trúc sợi lông trên bề mặt nên ghế sofa vải nỉ bám bụi nhanh, đặc biệt với lông và tóc, khó mà loại bỏ sạch tác nhân gây bẩn này. Vì thế khi nhà bạn có sofa nỉ, bạn cần hút bụi thường xuyên, hạn chế gây bẩn và vệ sinh chuyên sâu định kì để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Dưới đây là cách làm sạch ghế sofa nỉ đỉnh nhất dành cho bạn!

Cách giặt ghế sofa nỉ

Cách giặt ghế sofa nỉ đỉnh nhất

Bước 1: Dọn dẹp và hút bụi

Vì sofa nỉ bám bẩn mạnh nên bạn cần chú trọng làm kĩ ở bước này.

Trước tiên làm trống ghế sofa của bạn bằng cách:

  • Tháo drap ghế (nếu có) đem đi giặt
  • Mang các gối đệm, đồ chơi, gấu bông… có trên ghế sang nơi khác

Sau đó tiến hành hút bụi ghế sofa. Dựa vào đặc điểm của ghế, bạn hút bụi 2-3 lần để đảm bảo loại bỏ được nhiều hơn bụi bẩn.

Lưu ý: Nhớ hút bụi cả mặt sau lưng, phần dưới và 4 chân ghế để đảm bảo sạch sẽ toàn diện.

Khi hút bụi bạn nhớ chú ý nhặt lông, tóc, sợi vải bám chặt trên bề mặt vải nỉ nhé!

Bước 2: Xử lý tác nhân gây bẩn

Vải nỉ khó làm sạch, vì thế bạn chỉ nên vệ sinh cục bộ trên diện tích vết bẩn, hạn chế lan ra các vùng khác để tránh dây bẩn thêm, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh.

Vải nỉ không quá kén dung dịch tẩy rửa, vì thế bạn có thể dùng nước giặt và một số hóa chất khác. Tuy nhiên vải nỉ không bền màu như sofa vải bố, vì thế bạn cần test phản ứng của dung dịch tẩy rửa ở một góc nhỏ, khuất trên ghế và chờ xem trong khoảng 5 phút. Với sofa vải nỉ, bạn hạn chế dùng dung dịch tẩy quá mạnh dễ làm bay màu vải.

Với nước giặt, bạn xịt lên vùng bị bẩn và dùng bàn chải chà xát. Sau đó dùng miếng bọt biển thấm hút phần bọt cùng nước giặt rồi dùng khăn sạch lâu qua.

Bước 3: Khử mùi

Vải nỉ bám mùi tốt, vậy nên để tránh giữ mùi ẩm ướt, mùi nước giặt khó chịu, bạn có thể dùng tinh dầu thiên nhiên rỏ vài giọt lên góc ghế để tạo mùi hương tự nhiên.

Hoặc có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Fresh Air để góp phần diệt khuẩn li ti trong không khí quanh ghế và mang đến mùi hương tươi mát, dễ chịu.

Với các thông tin chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ thường xuyên làm sạch ghế sofa nỉ của mình hơn. Tốt nhất là hút bụi tầm 2-3 tháng/ lần và vệ sinh chuyên sâu tận bên trong với các trang thiết bị chuyên dụng khoảng 5-6 tháng/ lần. Điều này không chỉ giúp tăng thời gian sử dụng, lưu giữ vẻ đẹp của ghế đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, êm ái khi sử dụng.